Mũi taro, cách phân loại và chọn mũi taro chính xác

Từ taro là một thuật ngữ đã không còn quá xa lạ gì trong cơ khí chính xác. Khi ta đi làm hay trong cuộc sống đã không ít lần nghe từ “taro” vậy hôm nay hãy cùng mình tìm hiểu về những khái niệm cơ bản về mũi taro hoặc nếu các bạn đã tiếp xúc sử dụng rồi thì khoang hãy ở lại đây và cùng Hiệp Phát tìm hiểu những điều thú về mũi taro mà bạn chưa biết.

Mũi taro là gì ?

Mũi taro trong cơ khí được khái niệm là một dụng cụ có chức năng tạo ren lỗ trong hoặc ren ngoài bằng cách dùng mũi bằng thép (hay còn được gọi là mũi taro).

Và một điều đặc biệt cần đáng phải lưu ý là trước khi tạo lỗ bằng mũi taro ta cần phải khoảng một lỗ ở trước đó. Dụng cụ tạo ren này hiện phổ biến nhất trên thị trường ngày nay.

Cấu tạo của mũi taro

Cấu tạo của mũi taro gồm 3 bộ phận như sau:

  • Mũi taro: Phần này có chức năng và vai trò cắt gọt tạo nên ren ốc.
  • Cổ mũi taro: Phần này thường sẽ không có ren, tiết diện đường tròn được dùng để khắc trị số đường kính, bước ren và loại taro. 
  • Đuổi mũi taro: Là phần có hình lục giác hoặc là thiết diện vuông để có thể giữ chặt được trong đầu kẹp hoặc trong tay quay.

Phân loại mũi taro

Phân loại theo đơn vị đo lường

Hiện nay có các đơn vị đo thông dụng như là đơn vị hệ PI, SI, hoặc BSPT là mũi taro được đo bằng đơn vị inch và theo như thế thì đa phần là đơn vị đo lường này chỉ có sử dụng ở các nước Châu Âu là chủ yếu.

Phân loại dựa trên bước ren.

Khi ta phân loại mũi taro dựa trên bước ren thì sẽ được phân chia ra làm 2 loại chính là mũi taro bước chuẩn và mũi taro bước nhuyễn:

Mũi taro bước chuẩn: đây là loại phổ biến và sử dụng nhiều trong việc gia công liên quan tạo ra các ren có đổ chuẩn xác cao ví dụ dư: M10x1.5, M8x1.25

Mũi taro bước nhuyễn: Sự khác biệt lớn nhất mà ta có thể thấy được đó chính là bước nhuyễn sẽ nhỏ hơn taro bước chuẩn mặt dù thế nhưng khi sử dụng cũng khá tốt. Nhìn về mặt bằng chung khi ta sử dụng mũi taro này sẽ giúp cho việc gia công được nhanh hơn, đặc biệt dành cho các chi tiết nhỏ và quan trọng như đường nước, đường khí, thực phẩm,... Giúp cho các mối ghép ren lúc nào cũng được chặt chẽ hơn, các nơi mà ta ứng dụng sẽ không bị rò rỉ ở các đường ống.

Phân loại dựa vào đường ren.

Thì ta nhìn vào đường ren thì mũi taro có ren phải và ren trái. Mũi taro ren phải sẽ được thường dùng nhiều hơn mũi trái đường ren của nó sẽ quay theo chiều kim đồng hồ. Còn taro ren trái sẽ được thiết quay ngược chiều kim đồng hồ dùng trong các mối ghép như ren cánh quạt  hay xe máy, hoặc các loại ghép chuyển động.

Phân loại theo vật chế tạo mũi taro.

Về mặt lý thuyết thì mũi taro có thể được tạo bằng thép cacbon, thép gió, nhưng cũng không chắc chắn 100 % vì chất liệu sẽ tùy thuộc vào nhà sản xuất cũng từ đó sẽ có ra những chất liệu khác nhau. Các vật liệu làm mũi taro như: thép gió HSS-Co (8% Cobant), HSS-E (5% Cobant), HSS, thép hợp kim (Alloy Steel), Tungsten Steel (SKS). Khi gia công bằng taro rất dễ gãy mũi dao nên các bạn nên chọn những loại chất lượng cao để tiết kiệm chi phí.

Phân loại theo lớp phủ

Mũi taro nói riêng và cách loại dao cắt trên thị trường hiện nay nói chung thì đa số đều được phủ một lớp hợp kim để làm tăng khả năng chống mài mòn, chịu được nhiệt độ cao trong quá trình cắt gọt. Có 4 loại màu chính của mũi taro:

  • Vàng: Sao quá trình xử lý PVD, trải qua quá trình lắng đọng hơi titan nitride trong buồng chân không ở mức xấp xỉ. 500°C. đặc tính chống ma sát tuyệt vời và khả năng chống mài mòn cao là kết quả của việc giảm độ nhám bề mặt và độ cứng vượt trội, mũi taro được phủ TIN có thể sử dụng với độ cắt nhanh hơn đáng kể. 
  • Màu trắng: mũi được tạo thông thường và không phủ.
  • Màu đen: Một màng oxit sắt được tạo ra trên bề mặt dụng cụ bằng cách xử lí nhiệt. Điều này sẽ làm cãi thiện tốt hơn độ bám dính của chất làm mát và kết quả giúp ngắn quá trình hàn nguội của phoi lên bề mặt công cụ.
  • Màu tím than: phủ một lớp TiCrN hoặc TiAIN. Lớp phủ TiCN đặc biệt thích hợp cho vật liệu mài mòn và chống mài mòn. lớp phủ TiCN có độ cứng 3.000 HV và do đó cứng hơn lớp phủ TiN (2.600 HV). Kết quả là lớp phủ TiCN có khả năng chống mài mòn tuyệt vời. Ngoài ra độ cứng và độ dẻo dai cao hơn, khả năng chịu nhiệt giảm. Do đó, làm mát chuyên sâu và tối ưu là điều cần thiết.

Phân loại theo cách sử dụng thủ công hay bằng máy

  • Gia công bằng tay: Với những loại mũi taro bằng tay thường thi một bộ của nó sẽ có từ 2 chiếc (1 thô và 1 tinh) hoặc là 3 chiếc (1 mũi dẫn, 1 thô, 1 tinh), nhưng đối với những tiến bộ về mặt khoa học ngày nay cũng như là luôn cải cách để tối ưu sản phẩm thì mũi taro mới hiện nay 1 bộ chỉ cần sử dụng 1 chiếc mũi taro
  • Gia công bằng máy: Mũi taro máy sẽ được sử dụng trên máy CNC chỉ cần có 1 chiếc trên một bộ thôi, nhưng dài gấp 3 đến 4 lần mũi tay. Mũi taro được ứng dụng nhiều vào các loại máy điện khác giúp tăng hiệu suất cao hơn ngoài ra mũi taro còn có thể chạy trên các máy phay CNC, Máy tiện CNC, máy khoan taro, máy taro chuyên dùng, các máy phay,... 

Các mũi của mũi taro máy sẽ được thiết kế theo dạng rãnh xoắn hoặc rãnh thẳng. Hầu như là các thợ chuyên nghiệp sử dụng mũi xoắn với mục đích là gia công lỗ kín để móc phoi và đẩy các mảnh ra ngoài làm cho dụng cụ được bền lâu hư hỏng hơn và giữ cho dụng cụ sạch hơn.

Cách lựa chọn mũi taro phù hợp 

Để cho việc gia công bằng mũi taro đạt hiệu quả cao thì ta cần phải xác định được phù hợp mũi taro và để xác định chính xác thì ta cần phải lưu ý những thông tin sau:

  • Chất liệu gia công mình gia công là gì để chọn sản phẩm phù hợp
  • Ren mình tạo là bằng tay hay bằng máy 
  • Taro lỗ thông hay lỗ kín hay là cả 2 lỗ.
  • Kích thước ren của mình cần gia công là bao nhiêu
  • Hệ ren của mình là hệ mét hay hệ inch.

Doanh nghiệp phân phối các loại taro CHÍNH HÃNG.

Công ty TNHH Thiết Bị Công Nghiệp Hiệp Phát là nhà cung cấp ủy quyền của nhiều thương hiệu lớn, có uy tín cả trong và ngoài nước như: WIDIA, WIDIN, SPEED TIGER, GOLDEN CARBIDE, BILZ,… và thương hiệu dầu bôi trơn FUCHS, MOTUL

Các sản phẩm do chúng tôi cung cấp đã có măt tại nhiều nhà máy, cơ sở gia công cơ khí, chế tạo khuôn mẫu,… thuộc các doanh nghiêp, tập đoàn lớn như Nhựa Duy Tân, Đại Đồng Tiến, Takako, Sai Gon Precision, VMEP (SYM), MTEX, Khuôn mẫu MIDA, CNC Tech,…

Hiện nay, công ty TNHH Thiết Bị Hiệp Phát có 03 chi nhánh hoạt động tại các tỉnh/thành: Đà Nẵng, Hà Nội, TP.HCM là những nơi tập trung các khu đô thị Công nghiệp lớn nhất cả nước.

Đại diện của Hiệp Phát được thành lập tại Hà Nội là Công ty Cổ phần Công Nghiệp ASV có địa chỉ tại: Đội 3, Xã Thượng Mỗ, Huyện Đan Phượng, Hà Nội, SĐT: 024 2211 7333.